Đây
là ngày hội truyền thống với tín ngưỡng thiêng liêng nhằm phát huy đạo lý tốt đẹp
“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chúng ta vô cùng biết ơn
những bậc tiền bối của phường lúc sinh thời đã dày công khai khẩn đất hoang để xây
dựng xóm làng, chăm lo đời sống cho Nhân dân cũng như bảo vệ sự bình yên để
Nhân dân an cư lạc nghiệp. Ân đức ấy vẫn còn truyền tụng qua niềm tin vi diệc
hiển linh, phù hộ chở che cho Nhân dân tai qua nạn khỏi, tránh được những hiểm
họa chiến tranh, cũng như thiên tai tàn phá.
Trong
02 ngày (12-13/8 AAL) Nhân dân về đây trong không khí chan hòa thắm
thiết, tình sâu nghĩa nặng, dâng nén hương thể hiện trọn vẹn tấm lòng “Đền ơn
đáp nghĩa” của chư liệt vị tiền bồi đã cống hiến đời mình trong công cuộc xây dựng
địa phương, đồng thời bảo lưu và phát triển hơn nữa văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước nói chung và Phường 4 nói riêng.
Một
số nét khái quát qua dòng lịch sử xây dựng địa phương phường 4
Các
đây 400 năm Phú Yên là một vùng đất hoang sơ với núi đồi biển sông, rừng rậm, với
đồng bằng bao la cây cỏ lau sậy, tranh tre phủ kín, dân cư thưa thớt, có nơi
không có người ở.
Vào
năm Mậu Dần 1578, Chúa Nguyễn Hoàng cử phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm trấn
biên quan, chiêu tập lưu dân đến Bà Đài Cù Mông khai khẩn đất hoang mở rộng diện
tích tiến về hướng Nam lập ra tỉnh Phú Yên ngày nay. Kế thừa sự nghiệp nối tiếp
qua nhiều thế hệ xây dựng, mở rộng bờ cõi địa phương, Tiền nhân ta đã không ngừng
đối phó khắc phục thiên nhiên khắc nghiệt và luôn anh dũng kiên cường chống
phong kiến, đế quốc, giành độc lập, tự do thống nhất đất nước đem lại sự bình
yên, hạnh phúc cho quê hương xứ sở.
Ba
công trình kiến trúc đầu tiên của Phường: Chùa, Đình, Lẫm ra đời nằm sát cạnh
nhau trong lòng trung tâm phường làm thay đổi diện mạo của phường, trang nghiêm
hơn, thánh thiện hơn, đầy tính nhân văn và nhân ái.
Mặc
dù chưa có sử liệu nào ghi rõ chính xác thời gian xây dựng Đình, Lẫm Phường 4,
nhưng căn cứ vào những cổ vật: Mõ gỗ, chuông đồng, lân đá sa thạch và những sắc
phong Thành Hoàng cho hai làng Bình Thản, Mỹ Lợi vào năm 1851. Kể từ thời Vua Tự
Đức thì Đình, Lẫm Phường 4 đã có trước đó. Vào khoảng năm 1750, Đình, Lẫm Phường
4 còn bảo lưu giữ gìn 09 sắc phong qua các Triêu đại Vua cụ thể như sau:
-Triều
Vua Tự Đức (1851): có 04 sắc phong
-Triều
Vua Đồng Khánh (1886): có 02 sắc phong
-Triều
Vua Duy Tân (1909): có 02 sắc phong
-Triếu
Vua Khải Định (1925): có 01 sắc phong
Tổng
hợp 09 sắc phong bằng Hán tự được phiên âm như sau: “Sắc phong Thành Hoàng làng
Bình Thản, Mỹ Lợi nguyên tặng: Bảo an
chính trực, hữu thiện đôn ngưng, dục báo trung hưng, tỉnh hậu trung đẳng chư thần”.
Và các cặp câu đối bằng Hán tự trên Đình được dịch nghĩa như sau:
“Bình Thản trời trong, khổng thánh nho
hiền muôn đời tự
Mỹ Lợi đất quang, tiền hiền kế tục vạn
năm thờ”.
“Yên ổn vào ra, tứ mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
thời tiết thuận
Nghiệp vui yên sống, bốn hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc sáng muôn phương”.
Và
ngoài trụ cổng có câu đối: “Lẫm Bình Mỹ
thâm niên dấu cổ
Đất
Phường 4 tráng lệ chốn này”
Tiếp
thu những giá trị lịch sử và nét đẹp văn hóa truyền thống đó hằng năm Nhân dân trên
địa bàn phường vẫn duy trì và niệm ân hương khói. Giờ đây trong tôn kính trang
nghiêm thiêng liêng trước bàn thờ Thành Hoàng bổn xứ, Tiền hiền, Hậu Hiền và
chư vị liệt tiên nhân đã có công cống hiến hết mình trong công đức xây dựng
trùng hưng, tô bồi cho địa phương Phường 4 ngày nay thêm tân tiến, rạng danh với
xã hội. Chúng ta không chỉ dừng lại ở sự hoài niệm, tưởng nhớ, biết ơn người
xưa mà phải thể hiện hành động với quyết tâm đoàn kết thắt chặt “Tình làng
nghĩa xóm” cùng chung sức, chung lòng nối tiếp sự nghiệp kế thừa và xây dựng
quê hương đất nước, động viên từng cá nhân, hộ gia đình luôn nhắc nhở thế hệ trẻ
và con cháu phải tỏ rõ tư chất đối nhân xử thế, biết duy trì bảo vệ và tôn tạo
cho Đình, Lẫm Phường 4 ngày thêm rạng rỡ, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng
đồng dân cư ngày càng khởi sắc để xứng đáng với vị trí của Phường đô thị văn
minh nằm ngay trung tâm thành phố Tuy Hòa,Tỉnh Phú Yên.
VH-XH
Một số hình ảnh chuẩn bị cho công tác cúng Đình năm 2023